Tuesday, November 10, 2020

NHỚ NHỮNG NGÀY RONG CHƠI Ở TAIWAN

ZONG SHE FLOWER GARDEN








 

XINSHE CASTLE









 

TAPEI EXPO PARK




 

TAPEI CITY





 

RAINBOW VILLAGE





 

MAZE GARDEN


 

LIN ANTAI MÚIUM





 

LAVENDER COTTAGE






 

NƠI TƯỞNG NIỆM TỔNG THỐNG TƯỞNG GIỚI THẠCH




 

TAIWAN 101



 

BÉ THỦY

 


Cứ mỗi chiều sau buổi dạy về là Vân đã thấy bé Thuỷ ngồi đợi ở cổng nhà!

Vân âu yếm hỏi bé : Cháu đợi cô hả ?

Bé gật đầu. Vân cầm tay bé mở của dắt vào nhà! Thay áo dài, mặc bộ đồ nâu mà Vân thường mặc khi ở nhà xong , nàng đi rửa mặt ! Sau đó rửa mặt cho bé Thuỷ! Lau khuôn mặt lem luốc của bé Thuỷ, bé đã biến thành cô công chúa nhỏ xinh xắn, đẹp như thiên thần với đôi mắt xanh biếc , nước da trắng hồng của một cô bé Việt lai Mỹ!

Cầm cuốn sách tô màu và hộp màu sáp trao cho Bé Thuỷ ! Vân dặn dò bé tô màu rồi đi nấu cơm! Trong lúc chờ cơm sôi , Vân lấy lược chải đầu, thắt bím cho bé! Ơi con bé mới xinh xắn làm sao ! Ai thấy bé mà không thương! Hoàn cảnh cô bé thật tội nghiệp ! Mẹ bé là một chiêu đãi viên , làm việc tại một căn cứ Mỹ ở Cam Ranh, lỡ có thai bé Thuỷ. Cô sanh con, nuôi được vài ba tháng Cô mang về giao cho ông ngoại bé! Sau đó nghe nói không bao giờ trở lại nữa! Có bé tội nghiệp sống với ông ngoại đã lớn tuổi trong ngôi nhà tranh vách đất đơn sơ! Ông ngoại bé Thủy thật nghèo,nghề nghiệp không ổn định, lúc thì phụ nhà nông cấy lúa , gặt lúa khi thì phụ hồ trộn vửa xây nhà !Ông ngoại đi làm, bé Thuỷ lê la với mấy trẻ con hàng xóm vọc đất , hái lá, hái hoa chơi bán hàng, mặt mũi lúc nào cũng lem luốc , tay chân dình đầy đất cát! Lần đầu tiên nhìn thấy bé Thuỷ là Vân đã có thiện cảm ngay ! Chiếc áo cánh màu trắng đã úa vàng, Chiếc quần đen lai quần đã tưa ra, khuôn mặt lem luốc ngước mắt nhìn nàng không chớp, đôi mắt to , xanh đẹp như vẽ! Ôi sao mà có một cô bé xinh như thế !!Kể từ lần gặp đầu , sau đó ngày nào bé cũng đến nhà mỗi khi Vân đi dạy về! Thương hoàn cảnh bé, Vân chăm sóc như em gái mình

Cơm vừa chín , Vân nấu thêm nồi canh cà chua, hâm lại miếng cá kho rồi hai cô cháu bắt đầu ăn tối! Nhìn cô bé nhanh nhẹn và từng miếng cơm, khuôn mặt rạng rỡ, sung sướng Vân thấy thật ấm lòng !Từ khi có Vân cô bé linh hoạt hẳn lên , không còn rụt rè chỉ biết gật đầu hay lắc đầu để trả lời những câu hỏi của nàng như ngày đầu mới biết!

Ăn uống xong, Vân ra giếng múc nước lên rửa mặt , rửa chân cho bé rồi thông thả dắt bé về nhà! Nhà bé chỉ cách nhà trọ của nàng một căn! Ông ngoài đón bé với nụ cười tươi, rối rít cảm ơn nàng!

Trở về căn nhà trọ , Vân thấy trống vắng làm sao! Soạn bài cho ngày mai xong, Vân lên giường nằm! Trằn trọc hoài không ngủ được ! Vân nghĩ ngợi lung tung .Bố mẹ mình , các em mình giờ này đang làm gì trên Dalat ? Mẹ của bé Thuỷ đang ở đâu mà để con mình côi cút tội nghiệp đến thế ? Hay cô ấy cũng có những nỗi niềm, nỗi đau không biết nói cùng ai ? Còn ba bé Thủy nữa?Ba của bé Thuỷ hẳn là một người lính từng ở một nơi nào đó xa cả nửa vòng địa cầu, đến đây cùng quân dân mình quyết chiến đấu để đánh đuổi quân thù đang muốn xâm chiếm miền nam thân yêu của chúng mình! Người lính ấy, ba của bé Thủy có biết mình đã có một đứa con xinh xắn dễ thương này không ? Hay là người mẹ kia không hề cho anh ta biết! Cuộc chiến tranh đã kéo dài biết bao nhiêu năm rồi gây biết bao tang thương trên đất nước mình ! Chợt dưng Vân nhớ đến anh hai mình da diết! Anh đang ít tận ngoài Phù Mỹ , Phù Cát xa xôi! Vân nhớ đến anh ba của Vân đang ở mãi Năm Căn , giang đoàn của anh đang lên lỏi qua bao nhiêu sông rạch. Tre đước dày đặc che khuất những họng súng đang rình rập của quân thù, dưới nước thủy lôi cũng đang chực chờ tìm đến! Rồi Vân lại nhớ đến người yêu đang băng rừng lội suối , không ngơi nghỉ hành quân ...có thể đang từ Tịnh Biên qua Vĩnh Xương, Ba Chúc ...hoặc đang hành quân ở vùng Cà Mau trên muỗi, dưới đĩa đầy ắp ! Thương cho những người lính quá ! Nước mắt chợt ứa ra! Vân chắp tay cầu nguyện bình yên cho tất cả rồi thiếp dần trong giấc ngủ!

XXXX

Nghe phong phanh ông ngoại bé Thuỷ muốn cho bé làm con nuôi cho một gia đình nào có lòng thương xót bé ! Yêu cháu nhưng lúc này ông bịnh hoạn liên miên sợ không đủ sức lo cho cháu! Vào một ngày cuối tuần về Đa Lạt thăm gia đình, Vân nói với bố mẹ về hoàn cảnh bé Thuỷ và xin ông bà nhận bé Thuỷ làm con nuôi! Bố mẹ bảo với Vân rằng “ Nhiều người hơn lắm của “ Bố mẹ rất vui nếu được thêm một thành viên mới đến với gia đình! Mấy anh con đi lính xa nhà !

Các em gái con đã lớn cũng sẽ đi làm việc, có thêm một con nhỏ , có người cho mẹ chăm sóc, gần gũi mẹ con vui hơn nhiều “.

Vân trở lại trường! Nghĩ đến sẽ có một cô em gái xinh đẹp hiền ngoan mà lòng reo vui , rộn rã!

Buổi chiều nay tan học về, không thấy bé Thuỷ đón ở cửa! Không nghe bé thỏ thẻ hỏi “ cô giáo mới đi dạy về? “ “ Bé Thuỷ đợi cô lâu lắm đấy!”

Vân đã đến gặp ông ngoại bé trễ rồi! Ngày Vân trở về Đalat thưa với ba mẹ là ngày ông ngoại bé đã giao bé Thuỷ cho một cặp vợ chồng ở xóm trên! Nước mắt rưng rưng , Vân ngậm ngùi tiếc nuối ! Chợt thấy nhớ bé da diết. Bé không có duyên làm em mình! Vân chỉ cầu mong bé được thương yêu và đối xử tốt !

Một vài tháng từ ngày bé Thuỷ được cho đi làm con nuôi thì đất nước Vân cũng đổi chủ! Ở lại với nỗi đau mất nước , với nỗi khốn khổ cơ cực,Vân hay tin gia đình bé Thuỷ đã qua Hoa Kỳ theo diện con lai! Bé Thuỷ đã đến được quê hương của người cha đẻ mình! Dù rất nhớ thương bé nhưng Vân cũng rất vui vì em đã được ra đi, đi đến một xứ sở có nhiều cơ hội để vươn lên sống cuộc sống tự do hạnh phúc. “. Thật cảm tạ ơn trời đã cho bé Thuỷ của tôi có một tương lai đầy hứa hẹn nơi vùng đất mới ấy! Cảm ơn em đã cho tôi những giây phút ấm áp khi có em cận kề trong những năm tháng xa nhà! Cầu nguyện em có cuộc sống an vui , yên bình, hạnh phúc, Cô em gái của tôi ơi ! Tôi thương em! “ Vân thầm thì nói chuyện với em khi nỗi nhớ thương đang trở về với nàng trong tháng tư đen! Đủ nỗi nhớ ụp về làm tê dại hồn Vân! Nước mắt nàng lặng lẽ rơi...rơi trong nỗi nhớ!

 

 

Thằng Cường

 Thằng Cường đã sáu tuổi mà nhỏ nhắn, khẳng khiu trông như đứa bé mới lên bốn . Trên khuôn mặt bé chỉ có đôi mắt là nổi bật, đôi con ngươi màu nâu hạt dẻ ,cặp mắt thật to tròn! Ngồi cạnh thằng Cường là cháu nó, thằng Đức.  Đức nhỏ hơn Cường chỉ vài tháng ! Thằng Cường trên tay đang cầm củ khoai lang mẹ vừa cho! Nó bẻ từ từ, ăn nhin nhín  từng chút một! Thằng Đức mở thao láo mắt nhìn thằng Cường thèm muốn! Nó cũng có một củ khoai như Cường nhưng đã ăn ngấu nghiến mất rồi!  Chị Bé, mẹ thằng Cường và là bà ngoại của Đức, nhìn con khẽ bảo:

          - Con  bẻ cho Đức một miếng đi con ! Con là cậu nó mà.

          - Không ! Thằng "Chường " là thằng " Chường" thôi ! Chuờng không là thằng " chậu" gì  cả. 

           Thằng bé mếu máo khóc và nhất định không chia sẻ miếng khoai còn lại của nó cho thằng Đức.

          Nghe thằng bé ngọng nghịu lên tiếng. Tôi  bật cười, thằng bé phát âm không được chữ "C"! Thương cái hồn nhiên của thằng bé! Thật ra nó có biết " cậu " là gì đâu! Mà vì sao làm cậu, lại phải chia phần ăn của mình,  nên nó không thèm chức cậu cũng đúng thôi! Sự việc tưởng  như nhỏ nhưng suy gẫm ra mới thấy bi đát làm sao ! Tuổi thơ , tuổi được  ăn no, mặc ấm, được vui chơi !  Vậy mà có người đã muốn tước đoạt đi cái thuộc về nó!  Dù chỉ là một miếng khoai nhưng "miếng khi đói bằng một gói khi no "`! Với thằng bé miếng khoai ấy  lớn đến dường nào ! Lớn đến nỗi nó không thèm cái chức "cậu". Có thể thằng bé không hề có ý nghĩ như vậy. Đó là sự suy nghĩ của tôi thôi ! Nhưng thật lạ , tôi cảm thấy phục thằng bé ! Mới mấy tuổi đầu bé đã biết phản kháng , đã biết tự quyết định cho mình. Nếu tôi là nó tôi cũng nhất quyết không chia phần của mình cho thằng cháu chỉ bằng tuổi mình,  nhưng lớn hơn mình vì mang chức " cậu " . Nó cũng được chia công bằng sao lại còn muốn ăn thêm phần của người khác ? Trong tôi, phải chăng  cái ích kỷ , tham lam cũng  đã nhen nhúm. Như thằng bé tôi cũng tự binh vực cho mình, tôi không ích kỷ , tôi chỉ muốn sự công bằng  mà công bằng ở xã hội tôi đang sống lúc đó sao mà hiếm hoi quá. Hay tại hoàn cảnh đổi thay đã khiến con người thay đổi? Già cũng thay đổi, con nít cũng đổi thay ! Xã hội thì đã hoàn toàn thay đổi ! Từ chế độ Việt Nam Cộng Hoà , một chế độ dân chủ tự do bị chuyển qua chế độ  Xã hội chủ nghĩa." Lúc nào họ cũng hô hoán là " độc lập, tự do " Khẩu hiệu luôn được viết trên  cùng của những chứng từ văn bản nước CHXHCNVN nhưng đã được nhiều người mai mỉa  đổi thành " đập dập , tự lo".

              Sau một chín bảy lăm, cuộc sống người dân thay đổi quá nhiều. Thật nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói. Khẩu phần ăn của mọi người bị hạn chế . Người lao động ( ý là người có đi làm ) mỗi tháng chỉ được  mua một số nhu yếu phẩm ở Hợp Tác Xã .  Không đủ ăn ,chị Bé, phải đi mót từng củ khoai, trái bắp, củ sắn... ở những mảnh đất cải thiện ( thường là mảnh đất nhỏ , của riêng không bị xung vào tập thể ).   Vợ chồng chị Bé thật đông con. Ngoài bốn mươi chị đã có đến chín đứa con! Tôi hỏi: " Sao chị đông con vậy? " Chị cười trả lời tôi: " Trời  cho em ạ. Thầy bói nói chị phải có chín đứa con mới ăn nên, làm ra. Giờ chị có đủ năm gái, bốn trai nên chị hết sanh rồi. " Ăn nên làm ra đâu tôi không thấy! Sau năm bảy lăm, gia đinh chị túng quẫn đến thảm thương! Con gái chị, ở nhà chồng thiếu thốn quá phải  chạy về nhà mẹ, cùng bố mẹ làm đất tập thể để đuợc chia khẩu phần gạo hàng tháng! Con đông, lại đang tuổi lớn, gia đình chị thiếu hụt triền miên! Tôi ở gần nhà chị. Ba mẹ tôi tuy vườn đất cũng bị cho vào tập thể nhưng lại có đất "cải thiện ". Mảnh đất trước nhà, chúng tôi trồng su su, trồng trái cây như mận, đào, ổi... Ngoài ra bố tôi có làm một chuồng nuôi thỏ, gà ... nên gia đình tôi vẫn không đến đổi! Trồng được rau cải, su su, rau lang ... Chúng tôi  thường cho chị Bé để chị có thêm thức ăn cho các con! Trong xóm tôi cũng có thật nhiều gia đình thiếu ăn như gia đình chị Bé!  Trước kia,không có hiện tượng trộm cắp ở xóm tôi! Nhưng sau đó, gà bị trộm, trứng bị mất...Cây trái trong vườn chưa kịp chín là mấy nhỏ con chị Bé , con hàng xóm đã vặt sạch! Gà, thỏ nuôi trong chuồng cũng bị bắt mang đi. Những hiện tượng này ngày trước hoàn toàn không có ! Bởi vì đâu ? Tại dân đói quá mà ra! Nghĩ mà thương cho những đứa trẻ lớn lên trong giai đoạn này! Tuổi thơ, tuổi hồn nhiên sống ấm êm, no đủ như ngày xưa không còn nữa! 

       Chiều hôm đó, tôi nấu một nồi khoai lang đầy , mang thêm vài trái bắp vừa được cô học trò ở Đức Trọng  đem biếu mang qua nhà chị Bé, lựa hai trái bắp và hai củ khoai to nhất cho Cường và Đức , còn lại chia đều cho mấy đứa con còn lại của chị Bé ! Nhìn hai cậu cháu ăn ngấu nghiến , ăn nhanh như sợ nếu không ăn sẽ mất phần ăn của mình mà lòng tôi dâng lên niềm thương cảm. Thương mấy cháu quá! Nghĩ đến, ở vào tuổi bé Cường , bé Đức , tuy nhà không giàu có gì! Bố mẹ tôi làm lụng vất vả nuôi anh em chúng tôi nhưng gạo cơm thì không thiếu! Khoai nhà trồng  chỉ để ăn chơi. Ăn vì thích chứ không phải vì đói! Còn bây giờ, một người , một tháng chỉ được mua ba ký gao , còn lại mười ký có khi là bắp chăn nuôi , có lúc là bo bo , bột mì hoặc khoai lang khô . Không hiểu nhân vật nào đã tìm ra câu nói  lái " khoái ăn sang " thành "sáng ăn khoai " để trở thành thành ngữ ưa dùng nói lên cái thực trạng thiếu hụt của người dân lúc ấy!

      Mấy mươi năm qua đi, bao nhiêu người vượt biển ra đi tìm tự do  để thoát đi ách thống trị của kẻ cầm quyền chỉ mang lại bất công , nghèo đói! Họ ra đi để đổi đời, để gia đình con cháu có cuộc sống nó đủ hơn , khởi sắc hơn. Tiền bạc những người ra đi gởi về cũng góp một phần thay đổi những đói nghèo trên quê hương tôi . Chị Bé cũng có vài người con lập gia đình ở xứ người ! Cuộc sống gia đình đã thay đổi hơn!Thằng " Chuờng " ngày xưa hẳn cũng đã bước vào tuổi trung niên? Tôi chưa hề gặp lại cậu bé từ lúc ra đi đến giờ! Nhưng hình ảnh thằng bé với đôi mắt to màu hạt dẽ , mếu máo khóc , hờn dỗi nhưng thật quyết liệt  " Không! Thằng " Chường " là thằng " Chường ". Chường không là thằng " chậu " gì cả ! vẫn  đậm nét trong tôi. Hình ảnh ấy luôn nhắc tôi nghĩ đến những tháng ngày cùng khổ ! Những tháng năm tận cùng của sự thiếu thốn, bần cùng !Hồi tưởng lại vẫn làm tôi thấy xót xa đau buồn ! Ôi quê hương tôi đã có những ngày tháng ...như thế đấy!!!

      Forget Me Not Dalat

 

 

 

 

Monday, July 13, 2020






Tháng 12 / 2019



Thái Lan - Những ngày đáng nhớ.